Tạo website giờ đây không còn xa lạ với hầu hết các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới trong thời đại bùng nổ internet. Website được xem là giải pháp nhằm quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả. Bạn đã biết website là gì, cấu tạo và hoạt động như thế nào? Hãy cùng Ginee tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Bán Hàng Trên Tiki Từ A-Z Cho Người Mới
MỆT MỎI VÌ ĐIỀU CHỈNH HÀNG TỒN KHO TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA THỦ CÔNG?
Ginee Omnichannel tự động cập nhật hàng tồn theo thời gian thực, cảnh báo hết hàng và thay đổi hàng tồn cho các sàn TMĐT
Website là gì?
Website là một trang thông tin nhằm giới thiệu, cập nhật những thông tin về các sản phẩm, doanh nghiệp, hoạt động cũng như chia sẻ những tin tức, bí quyết,… nhằm phát triển thương hiệu. Nhờ vào những thông tin này mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp còn có thể gia tăng doanh số và quảng bá thương hiệu của mình rộng rãi không rào cản địa lý.
Vì sao doanh nghiệp cần thiết kế Website?
Từ khái niệm về website có thể thấy được tầm quan trọng của nó, đặc biệt là đối với các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Những lý do chính khiến bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sở hữu riêng cho mình một website như:
- Website chính là văn phòng thứ hai của doanh nghiệp trên nền tảng internet. Tại đây, khách hàng có thể cập nhật toàn bộ những hình ảnh, thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, mỗi đơn vị cần thiết kế website ấn tượng, thân thiện, tạo nên dấu ấn đặc biệt trong lòng mỗi khách hàng.
- Website giúp định vị thương hiệu và được xem là công cụ cạnh tranh với đối thủ. Không chỉ sở hữu website là đủ mà cần phải có website được thiết kế chuyên nghiệp, khác biệt để cạnh tranh tốt nhất.
- Website là nơi cung cấp tất cả nguồn thông tin hữu ích nhất mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Do đó, cần phải thiết kế website rõ ràng, mạch lạc, dễ dàng tìm kiếm thông tin.
- Website không chỉ là kênh bán hàng mà còn để giao tiếp, chăm sóc, tương tác với khách hàng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng website để khảo sát, thu nhập đánh giá khách hàng về doanh nghiệp của mình. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về nhu cầu, mong muốn khách hàng, cải thiện dịch vụ, sản phẩm hiệu quả nhất.
- Một giá trị không thể nhắc tới mà website mang đến cho doanh nghiệp đó chính là yếu tố marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm mạnh mẽ hơn nhiều so với các phương pháp marketing truyền thống. Các doanh nghiệp nên tận dụng để phát triển mục tiêu lâu dài của mình.
Phân biệt website và webpage
Như vậy, những thông tin trên đã lý giải được website là gì và tầm quan trọng của việc thiết kế website. Để phân biệt được website và webpage, bạn hãy cùng Ginee tìm hiểu sâu hơn về khái niệm webpage.
Webpage có thể là một chuyên mục, một bài viết hay một trang thông tin bất kỳ và tập hợp nhiều webpage tạo nên một website. Hiểu một cách đơn giản thì webpage chính là một trang con của website. Sự khác nhau giữa hai khái niệm này rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực Marketing Online. Có thể kể đến những khác biệt lớn như:
- Trong tên gọi, website gọi theo tên miền còn webpage gọi theo tên tiêu đề.
- Về quy mô thì website là một vùng rộng lớn và đa dạng các thông tin. Còn webpage chỉ là một chủ đề, một nội dung thông tin cụ thể.
- Dựa theo kích thước thì website rất lớn, có thể lên đến hàng trăm nghìn trang còn webpage lại chỉ có một trang.
- Xét theo nội dung, web page chỉ chứa thông tin phục vụ một mục đích cụ thể còn nội dung thông tin của website vô cùng lớn và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Cấu tạo và hoạt động của website là gì?
Như những thông tin đề cập trên thì một website bao gồm nhiều webpage và được lưu trữ tại một máy tính có chức năng của máy chủ. Thông tin đó có nhiều dạng như dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…
Các máy trạm hay còn gọi là các máy tính ở các nơi khác nhau sử dụng trình duyệt web, thông qua đường truyền internet để lấy tập tin từ máy chủ về hiển thị lên cho người dùng đọc được. Để một website hoạt động trên môi trường internet thì cần có các thành phần như:
- Mã nguồn – Source Code là phần mềm website do các lập trình viên thiết kế xây dựng nên.
- Lưu trữ Web – Web hosting dùng để lưu trữ mã nguồn.
- Domain là địa chỉ website.
- Và tất nhiên không thể thiếu đường truyền và kết nối mạng toàn cầu để website hoạt động tốt trên môi trường trực tuyến.
Bạn Cần Tư Vấn Cách Quản Lý Bán Hàng Đa Kênh?
Hơn 95.000 nhà bán đang quản lý bán hàng đa kênh rất tốt nhờ nhận được tư vấn và sử dụng Ginee Omnichannel
Thành phần giao diện website như thế nào?
Để một website hoạt động có hiệu quả nhất thì phải đảm bảo những thành phần cơ bản về giao diện. Tuỳ vào mục đích sử dụng trang mà có thể thay đổi, bổ sung cho phù hợp với chức năng và nhu cầu hiển thị.
- Header là phần đầu trang và được hiển thị trên tất cả các trang con. Phần này thường có thông tin hotline, logo, đăng ký/ đăng nhập, tìm kiếm, menu, ngôn ngữ,…
- Slider / Carousel nằm dưới header và thường được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, thu hút và giới thiệu về chủ đề website như sản phẩm dịch vụ, slogan doanh nghiệp. Kèm theo đó là các nút kêu gọi hành động như “Gọi hotline” hoặc “Liên hệ ngay”. Các ảnh có thể hiển thị dưới dạng slide hoặc dạng carousel
- Content Area là khu vực chính và có vai trò cung cấp nội dung cho độc giả. Đây là phần đặc biệt quan trọng giúp đánh giá website hữu ích hay không, có thể lên Top Google không.
- Footer là phần chân trang nằm dưới cùng của website. Phần này thường thể hiện thông tin bản quyền, social network, fanpage, liên kết nhanh,…
>> Xem thêm:
- Các Kênh Bán Hàng Online Hiệu Quả Nhất Nếu Biết Cách Kết Hợp
- Website Thương Mại Điện Tử Là Gì Và Những Điều Cần Biết
Trang quan trọng của website là gì?
Hiện có hàng triệu website trên toàn cầu và hầu như mỗi trang đều có cấu tạo và nội dung riêng. Tuy nhiên, với những website phổ thông thường sẽ có 5 loại trang quan trọng nhất như:
- Trang chủ là bộ mặt của website, tóm tắt những phần tinh túy nhất của website và có đường link tới các trang quan trọng khác.
- Trang giới thiệu & liên hệ là nơi giới thiệu chi tiết về doanh nghiệp kèm theo những kêu gọi và thông tin để khách hàng liên hệ.
- Trang bán hàng giới thiệu chi tiết về sản phẩm dịch vụ cụ thể, kèm theo đó là những lời kêu gọi khách hàng hành động.
- Trang nội dung thể hiện toàn bộ thông tin hữu ích nhất về sản phẩm, dịch vụ để khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
- Trang quy định pháp lý thuộc nhóm trang phụ nhưng có vài trò khẳng định những thông tin pháp lý của trang như chính sách thanh toán, điều khoản sử dụng, chính sách riêng tư,…
Xem thêm: Hướng Dẫn Bán Hàng Trên Lazada Người Mới Nào Cũng Làm Được
Website có những loại nào?
Tùy theo tiêu chí mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức muốn thông tin khách hàng mà sẽ có cách phân loại website khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến đang được sử dụng hiện nay.
THAY ĐỔI GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN CÁC SÀN TMĐT, CẢI THIỆN DOANH THU
Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn
Website theo cấu trúc và phương thức hoạt động
Dựa theo cách phân loại này thì website được chia thành Website tĩnh và Website động. Tuy nhiên hiện nay loại website động dần chiếm ưu thế hơn bởi có thể dễ dàng thay đổi nội dung, tương tác được với người dùng.
Mục đích chính của website
Trước khi thiết kế website thì cần phải xác định được mục đích của website là gì. Dựa vào mục đích ta có thể chia website thành các loại như:
- Website giới thiệu doanh nghiệp thể hiện đầy đủ lịch sử phát triển, sản phẩm dịch vụ, thành tựu, thông tin liên lạc…
- Website giới thiệu cá nhân giống như một bản CV với mục đích xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Website bán hàng cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, hàng hóa để giới thiệu và chào hàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm phần mềm tạo website bán hàng miễn phí.
- Website có chức năng đặc biệt như mạng xã hội, wiki, web-app, website thương mại điện tử. Khi tạo những website này bạn cần phải hiểu rõ khái niệm website thương mại điện tử là gì, web-app là gì,…
Theo lĩnh vực cụ thể
Cách phân loại này phục vụ cho các doanh nghiệp muốn đặt thiết kế website. Lúc này ta có thể chia theo các ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động như Website bất động sản, Web khách sạn, nhà hàng, Website giáo dục, Website nội thất,…
Như vậy, những thông tin trên đã cung cấp đến khái niệm website là gì, cấu tạo, phân loại và các thành phần của website. Khi có nhu cầu tạo website miễn phí, thiết kế theo yêu cầu hãy liên hệ đến Ginee để được hỗ trợ.
Kết Luận
Trên đây là những gì bạn cần biết về website. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn vì sao doanh nghiệp cần thiết kế website, những sự khác nhau giữa website và webpage. Nếu bạn là một người đang làm trong doanh nghiệp, hãy chuẩn bị ngay một website cho công ty và sẵn sàng phát triển sự nghiệp nhé!
Nếu bạn có ý định tạo website thương mại điện tử, đừng quên tìm hiểu cách đăng ký website với Bộ Công Thương nhé! Bên cạnh đó, việc nắm rõ cách tăng traffic cho website cũng vô cùng quan trọng đó.
Có thể bạn muốn biết: Cách Bán Hàng Trên Shopee Từ A đến Z Thực Chiến Cho Người Mới
Cách Quản Lý Sản Phẩm Đa Kênh Với Ginee
Việc quản lý sản phẩm khi bán hàng online đa kênh là một điều vô cùng quan trọng để nắm bắt được tình hình bán hàng. Vì vậy nhà bán có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng online, ví dụ như Ginee, để giúp giảm bớt gánh nặng quản lý. Điều này sẽ giúp nhà bán có thể nâng cao năng suất bán hàng hơn.
Ginee là phần mềm quản lý bán hàng online sử dụng mô hình Omnichannel giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc quản lý bán hàng online, bán hàng đa kênh ví dụ như quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý dòng tiền, đăng tải nhiều sản phẩm lên nhiều sàn một lúc. Hiện tại, Ginee đang có chương trình 7 ngày trải nghiệm miễn phí và việc đăng ký là hoàn toàn miễn phí. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay nhé!
KHÔNG THỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TỪNG SÀN TMĐT?
Ginee Omnichannel tự động phân tích kết quả kinh doanh cửa hàng của bạn từ các sàn TMĐT tại một dashboard duy nhất. Chỉ cần 1 click để tải về !