Ngày nay, phân khúc thị trường là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng đến cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới. Các sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam hiện nay có một số sản phẩm không tạo được ấn tượng, doanh thu tốt, nhưng có các sản phẩm lại ngày càng có kết quả vượt trội, tất cả là nhờ phân khúc thị trường.

Nói ngắn gọn, phân khúc thị trường giúp cho công ty, doanh nghiệp tập trung, xác định đúng mục tiêu của họ hơn. Thêm vào đó, phân khúc thị trường cũng giúp công ty, doanh nghiệp xác định được chính xác định vị sản phẩm, thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh lợi thế nhất định so với các đối thủ.

Vậy phân khúc thị trường là gì? Định vị trường là gì? Những lợi ích của hoạt động này to lớn ra sao? Tại sao không nên bỏ qua phân khúc thị trường? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp ở ngay bài viết dưới đây.

Phân Khúc Thị Trường là gì?

Về cơ bản, phân khúc thị trường là việc phân chia các thị trường mục tiêu của công ty, doanh nghiệp để đưa ra được những chiến lược kinh doanh và đưa ra cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới một cách hiệu quả hơn. 

Đây là một bước bắt buộc phải thực hiện vì nó sẽ giúp công ty, doanh nghiệp hiểu hơn về thị trường, hiểu hơn về các phân khúc mà họ đang chọn, từ đó quyết định kinh doanh của họ sẽ đúng đắn hơn.

Các Loại Phân Khúc Thị Trường

Có rất nhiều cách để phân khúc thị trường dựa vào mục đích, chiến lược và cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới. Dưới đây là 4 cách phổ biến mà các công ty, doanh nghiệp thường dùng để phân khúc thị trường.

Phân Khúc theo Tâm Lý

Cách chia này dựa trên những vấn đề liên quan đến tâm lý trong mọi hành vi của khách hàng. Để phân chia phân khúc theo tâm lý, công ty hoặc doanh nghiệp có thể dựa vào tính cách, suy nghĩ, quan điểm hay lối sống của người tiêu dùng.

Ví dụ, Apple tập trung khai thác cảm xúc của khách hàng, Apple có thể giúp cho người tiêu dùng gần gũi với phong cách sống, đam mê, khát vọng và mơ ước của họ qua những công nghệ mà họ sử dụng, điều đó sẽ tạo kết nối với khách hàng, giúp thương hiệu Apple được nhiều người biết đến.

Phân Khúc theo Hành Vi

Để chia theo phân khúc này, công ty hoặc doanh nghiệp phải dựa trên cách sử dụng, hành vi mua hàng hoặc hành vi tiêu dùng của người mua hàng. Một ví dụ đơn giản của phân khúc theo hành vi đó là mua bán theo dịp đặc biệt (Trung thu, Tết)

Phân Khúc theo Nhân Khẩu Học

Phân khúc này yêu cầu công ty, doanh nghiệp cân nhắc đến các yếu tố như thu nhập, giáo dục, tuổi tác, giới tính. Cách chia theo phân khúc này rất phổ biến vì nó đơn giản nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA TRÊN 1 DASHBOARD

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Phân Khúc theo Địa Lý

Phân khúc thị trường theo địa lý sẽ giúp công ty, doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu theo các ranh giới địa lý bởi ở mỗi vùng, mỗi đất nước khác nhau, mọi người lại có những sở thích, nhu cầu khác nhau.

Lợi Ích Phân Khúc Thị Trường

Theo một nghiên cứu McKinsey (2020) dựa trên phân khúc bán lẻ, một nhà bán lẻ tại châu Âu đã sử dụng những phương pháp phân tích thị trường sẽ tăng 3-5% lợi nhuận trên doanh số bán hàng. Điều đó cho thấy lợi ích của phân khúc thị trường rất là to lớn và ảnh hưởng ít nhiều điều hiệu quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Khi áp dụng phân khúc thị trường kinh doanh, công ty và doanh nghiệp sẽ:

  • Phân bố hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, quản lý
  • Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ
  • Truyền tải thông điệp đến khách hàng rõ ràng, mạnh mẽ hơn
  • Tạo định vị thương hiệu chắc chắn hơn

Cách Xác Định Phân Khúc Thị Trường

Bước 1: Tạo Mục Tiêu

Để thực hiện được phân khúc thị trường, công ty và doanh nghiệp phải hiểu rõ được mục tiêu họ đang hướng đến là gì, cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới như thế nào, đặc biệt là các sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam.

Bước 2: Nghiên Cứu Thị Trường

Nghiên cứu kỹ thị trường để giúp công ty, doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức của chính bản thân cong ty, doanh nghiệp đó, đồng thời cũng hiểu được đối thủ của họ hơn, từ đó đưa ra được những chiến lược hợp lý.

Bước 3: Xác Định Phân Khúc Thị Trường

Sau khi nghiên cứu xong thị trường, doanh nghiệp có thể bắt đầu cân nhắc phân khúc thị trường sẽ nhắm đến. Tuy nhiên, họ có thể xác định nhiều hơn một phân khúc thị trường để tối ưu hóa kết quả nghiên cứu cũng như có sự so sánh.

Bước 4: Xây Dựng Chiến Lược

Khi đã có những thông tin cần thiết về thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần cân nhắc đến thêm khái niệm định vị thị trường, một yếu tố rất quan trọng để tăng được nhận diện thương hiệu cùng các chiến lược bán hàng, marketing, truyền thông,… 

Bước 5: Kiểm Tra 

Cách dễ dàng nhất để đánh giá và kiểm tra đó chính là xem xét các dữ liệu, đo lường các chỉ số để xem kết quả hoạt động, kết quả kinh doanh của bạn có đang đi theo mục tiêu không.

THAY ĐỔI GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN CÁC SÀN TMĐT, CẢI THIỆN DOANH THU

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Chọn được Phân Khúc Thị Trường Chính Xác nhưng đang Tìm Kiếm một Công Cụ Quản Lý Bán Hàng? Ginee chính là những gì Bạn cần Tìm Kiếm

Sau khi xác định được phân khúc thị trường, bạn cũng cần có công cụ để quản lý bán hàng, nhất là bán hàng đa kênh, hãy để Ginee phần mềm quản lý bán hàng đa kênh là người bạn đồng hành với bạn nhé!

Ginee Vietnam áp dụng mô hình Omnichannel sẽ giúp bạn không phải lo lắng về các vấn đề quản lý liên quan đến hàng hóa và dòng tiền. Bạn hoàn toàn có thể theo dõi được tổng quát, rõ ràng nhất những thông tin về các kênh bán hàng của bạn nhờ phần mềm bán hàng đa kênh này.

Đừng quên sử dụng thử bản trải nghiệm 6 tháng miễn phí cùng với những tính năng đặc biệt của Ginee nhé!

MUỐN UPLOAD SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG LÊN CÁC SÀN TMĐT?

Ginee Omnichannel tự động thêm mới, chỉnh sửa hàng loạt và cập nhật sản phẩm mới trên các sàn TMĐT cùng một lúc giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.