Thương mại điện tử (TMĐT) chính là chìa khóa để cứu các doanh nghiệp thoát khỏi “một bàn thua trông thấy” của COVID-19. Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2021, tăng trưởng doanh thu TMĐT tại Việt Nam đạt mức ổn định 18% cùng 49.3 triệu người mua sắm trực tuyến – cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020. Ngày nay, để vận hành tốt bán hàng trực tuyến, nhà bán thường cho một trong hai cách: Omnichannel Multichannel

Vậy Omnichannel là gì? Multichannel là gì? Có sự khác nhau giữa Omnichannel và Multichannel không? Mô hình nào nên được chọn để tối ưu hóa kinh doanh? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Multichannel là gì?

Multichannel là mô hình doanh nghiệp để người bán sử dụng đa kênh để khách hàng của họ có nhiều cách lựa chọn mua hàng, ví dụ có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua hàng trực tuyến qua Shopee, Lazada, Tiki,….

Mô hình này đã được đưa vào vận dụng từ rất lâu, tuy nhiên một điểm hạn chế của Multichannel chính là sự tiếp cận của khách hàng với sản phẩm và quản lý hàng hóa sẽ bị gián đoạn hoặc chỉ thông suốt một phần nào đó. 

Một ví dụ đơn giản cho nhược điểm này đó chính có những lúc vì hệ thống quản lý không đồng nhất nên sự phân phối số lượng hàng trên các kênh sẽ không được hợp lý. Điều này có thể sẽ dẫn đến những khó khăn trong quản lý hoặc phải chi trả thêm một khoản không nên để hoàn thiện hệ thống. 

Omnichannel là gì?

Omnichannel cũng được nhiều người hiểu là “bán hàng đa kênh”, tuy nhiên mô hình của Omnichannel có cách tiếp cận khác với Multichannel. Ở mô hình Omnichannel, khách hàng được chọn làm trung tâm để đưa ra các chiến lược hợp lý. 

Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng khi nhắc tới Omnichannel, người bán không chỉ sử dụng các kênh, mà còn phải biết đưa ra các chiến lược hợp lý cho từng kênh và kết nối chúng lại để đảm bảo quá trình mua hàng của người tiêu dùng sẽ không bị gián đoạn, luôn thông suốt vì Omnichannel tập trung vào sự tương tác và trải nghiệm của khách hàng.

Thêm vào đó, Omnichannel giúp người bán giải quyết được những vấn đề liên quan đến quản lý đang tồn tại ở mô hình Multichannel. Người bán có thể quản lý được kho hàng, dòng tiền hợp lý hơn mà không cần mất thêm chi phí thuê bên ngoài nhờ tính nhất quán của mô hình Omnichannel.

Một trong những ví dụ điển hình của trải nghiệm Omnichannel chính là Starbucks. Starbucks cho phép khách hàng mua thẻ tặng quà trực tuyến và sau đó đổi quà qua ứng dụng bán lẻ di động mà không cần phải đến tận cửa hàng để mua thẻ quà tặng hoặc đổi quà.

Tại Việt Nam, một số công ty, doanh nghiệp cũng đã bắt đầu áp dụng mô hình Omnichannel như Thế giới di động, một trong những doanh nghiệp đầu tiên vận hàng và đạt được những kết quả tốt.

MUỐN QUẢN LÝ TỒN KHO TỪ SHOPEE, TIKI, LAZADA CÙNG MỘT LÚC ?

Ginee Omnichannel tự động quản lý tập trung tồn kho & cập nhật số lượng hàng tồn trên các sàn TMĐT theo thời gian thực và cảnh báo lượng tồn kho thấp

Sự Khác Biệt giữa Multichannel và Omnichannel Nằm Ở Đâu?

Multichannel và Omnichannel đều đang được hiểu là “bán hàng đa kênh”, tuy nhiên có một số sự khác nhau khá rõ rệt giữa hai kênh này:

Multichannel Omnichannel
Các Kênh riêng biệt, Khách Hàng gặp khó khăn để chuyển sang Kênh khác  Các Kênh có sự Nhất Quán, Khách Hàng dễ dàng chuyển sang Kênh khác
Các Kênh Bán Hàng Không Tương Tác với nhau Các Kênh Bán Hàng Có Tương Tác với nhau
Tập Trung tới sự Tham Gia của Khách Hàng Tập Trung tới Trải Nghiệm của Khách Hàng
Tập Trung vào các Kênh Bán Hàng Tập Trung vào Khách Hàng
Đưa Khách Hàng những Lựa Chọn về Kênh Mua Hàng Khách Hàng có thể bắt đầu từ một Kênh Mua Hàng và dễ dàng chuyển sang các kênh khác

Sự so sánh giữa Multichannel và Omnichannel phía trên hy vọng đã giúp bạn tránh được những sự nhầm lẫn giữa hai mô hình bán hàng đa kênh này.

Bên cạnh đó, với những ưu thế vượt trội hơn, ngày nay, Omnichannel đang là lựa chọn lý tưởng cho công ty, doanh nghiệp, người bán để thúc đẩy việc bán hàng của họ, nhất là trong thời điểm diễn biến dịch bệnh phức tạp và TMĐT đang phát triển rất nhanh.

Tại sao Nhà Bán nên Chọn Omnichannel thay vì Multichannel?

Nhìn vào phần so sánh sự khác nhau giữa Multichannel và Omnichannel, phần nào người đọc cũng hiểu được những ưu thế mà Omnichannel có. Để tóm gọn lại, nhà bán nên chọn Omnichannel vì những lí do sau đây:

Bạn Cần Tư Vấn Cách Quản Lý Bán Hàng Đa Kênh?

Hơn 95.000 nhà bán đang quản lý bán hàng đa kênh rất tốt nhờ nhận được tư vấn và sử dụng Ginee Omnichannel

Tính Nhất Quán trong Quá Trình Mua và Bán

Như đã đề cập, Omnichannel có thể giúp nhà bán quản lý được hàng hóa, dòng tiền của mình từ các kênh dễ dàng hơn vì không cần quá trình quản lý riêng biệt, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình quản lý.

Người mua hàng cũng cảm thấy thoải mái hơn vì những thông tin ở các kênh của nhà bán luôn thống nhất với nhau, người mua sẽ dễ dàng thông suốt việc mua bán hơn.

Giảm Chi Phí Không Cần Thiết cho Nhà Bán

Khi việc quản lý mọi thứ đã được nhất quán, người bán sẽ không cần mất chi phí để đầu tư thêm cho việc quản lý các kênh khác nhau, từ đó tiết kiệm được một khoản không nhỏ cho họ.

Tăng sự hài lòng trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Với Omnichannel, trải nghiệm khách hàng là điều được tập trung chú ý đến, khách hàng có thể lựa chọn một kênh bán hàng và dễ dàng chuyển đổi sang các kênh khác để mua sắm. Điều này sẽ giúp trải nghiệm của người mua tốt hơn, giúp nhà bán có doanh thu nhiều hơn.

Vậy, với những lợi ích tuyệt vời như vậy, tại sao nhà bán lại không bắt đầu thử vận hành Omnichannel ngay năm nay để thuận lợi cho việc kinh doanh? Nếu như nhà bán đang chuyển đổi sang mô hình Omnichannel thì hãy chọn ngay Ginee để làm người bạn đồng hành, tối ưu hóa công việc kinh doanh nhé!

MUỐN QUẢN LÝ TỒN KHO TỪ SHOPEE, TIKI, LAZADA CÙNG MỘT LÚC ?

Ginee Omnichannel tự động quản lý tập trung tồn kho & cập nhật số lượng hàng tồn trên các sàn TMĐT theo thời gian thực và cảnh báo lượng tồn kho thấp

Chọn Ginee để Tối Đa Hóa Hiệu Quả Kinh Doanh của Bạn và Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm của Khách Hàng ngay hôm nay!

Ginee Vietnam với sản phẩm chính là phần mềm bán hàng Omnichannel đã và đang giúp đỡ các doanh nghiệp, nhà bán quản lý vận hành các kênh bán hàng của họ từ những nền tảng khác nhau trong cùng một lúc. Với sự giúp đỡ của Ginee, nhà bán có thể kiểm soát được sản phẩm, giá, hàng tồn kho,… một cách dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, nhà bán không cần phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị mọi thứ vì Ginee có những tính năng như đồng bộ hóa, sao chép các cửa hàng trực tuyến thuận tiện quản lý. Hãy trải nghiệm thử ngay Ginee!