Thương mại điện tử ở Việt Nam đang có tiềm năng phát triển rất nhanh nhờ có sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi thói quen của người dùng khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Vậy thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển của TMĐT ra sao? TMĐT có những hình thức nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

MUỐN UPLOAD SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG LÊN CÁC SÀN TMĐT?

Ginee Omnichannel tự động thêm mới, chỉnh sửa hàng loạt và cập nhật sản phẩm mới trên các sàn TMĐT cùng một lúc giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.

Thương Mại Điện Tử Là Gì?

Thương mại điện tử đề cập đến việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách sử dụng Internet và chuyển tiền cũng như dữ liệu để thực hiện giao dịch này. Hiện nay, ngoài việc tìm hiểu bằng tiếng Việt, nhiều người có nhu cầu tìm hiểu thương mại điện tử bằng tiếng Anh nên thường tra câu hỏi “Thương mại điện tử tiếng Anh là gì?” và có rất nhiều kết quả liên quan đến “Ecommerce”.

Thương mại điện tử thường được ám chỉ việc bán sản phẩm vật chất trực tuyến, nhưng hiện tại thì thuật ngữ này có thể hiểu với bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được thực hiện thông qua Internet.

Lịch Sử Hình Thành Và Sự Phát Triển 

Thương mại điện tử ở Việt Nam mới phát triển trong một vài năm gần đây nhưng sự thực là lịch sử của thương mại điện tử đã bắt đầu từ cách đây 42 năm trước. Trong 42 năm phát triển, thương mại điện tử có những cột mốc đáng nhớ như sau:

  • 1969: Thành lập CompuServe, công nghệ được xây dựng bằng cách kết nối quay số
  • 1979: Mua sắm điện tử ra đời bởi Michael Aldrich. Việc mua sắm điện tử này được hoạt động bằng cách kết nối TV với máy tính qua đường dây điện thoại và đây là nền tảng ra đời của thương mại điện tử.
  • 1982: Sàn giao dịch máy tính đầu tiên ra đời
  • 1992: Thị trường sách trực tuyến đầu tiên ra đời sử dụng định dạng bảng thông báo quay số
  • 1994: Công cụ duyệt web Netscape Navigator ra đời dưới dạng trình duyệt web
  • 1995 – 1999: Một số nền tảng thương mại điện tử lớn ra đời: Amazon, Ebay, PayPal, Alibaba

Các Hình Thức Thương Mại Điện Tử

Có 4 hình thức thương mại điện tử chính có thể mô tả hầu hết mọi giao dịch diễn ra giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp: B2C (Business to Consumer – Doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (Business to Business – Doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (Consumer to Consumer – Người tiêu dùng với người tiêu dùng, C2B (Consumer to Business – Người tiêu dùng đến doanh nghiệp)

  • B2C: Khi một doanh nghiệp bán một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng cá nhân, ví dụ người tiêu dùng mua một nhà bán lẻ trực tuyến
  • B2B: Khi một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác, ví dụ: Một doanh nghiệp bán phần mềm dưới dạng dịch vụ cho các doanh nghiệp khác sử dụng.
  • C2C: Khi một người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng khác, ví dụ: Bạn bán đồ nội thất cũ của mình trên eBay cho một người tiêu dùng khác.
  • C2B: Khi người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng họ cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức, ví dụ: Người có ảnh hưởng đề nghị tiếp xúc với khán giả trực tuyến của họ để đổi lấy một khoản phí hoặc một nhiếp ảnh gia cấp phép ảnh của họ cho doanh nghiệp sử dụng.

Đọc thêm tại: Kênh Bán Hàng Là Gì? Đâu Là Kênh Bán Hàng Online Hiệu Quả?

THAY ĐỔI GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN CÁC SÀN TMĐT, CẢI THIỆN DOANH THU

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Phân Biệt Website TMĐT và Sàn Giao Dịch TMĐT

Có một số tự khác biệt giữa website TMĐT và sàn giao dịch TMĐT mà những người muốn bán hàng online nên biết. Vậy sự khác nhau giữa sàn giao dịch TMĐT và website thương mại điện tử là gì? Hãy xem qua bảng so sánh dưới đây nhé:

Website TMĐT Sàn Giao Dịch TMĐT
Trang thông tin được lập ra để phục vụ quá trình mua bán hàng, trưng bày hàng hóa, ký hợp đồng hoặc thanh toán trực tuyến Sàn giao dịch cho phép các cá nhân, tổ chức tiến hành quá trình mua bán hàng, trưng bày hàng hóa, ký hợp đồng hoặc thanh toán trực tuyến
Sử dụng mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp với khách hàng Sử dụng mô hình B2C, B2B, C2C, C2B hoặc kinh doanh bán hàng trực tiếp với khách hàng
Ví dụ: Điện máy xanh, Big C Ví dụ: Shopee, Tiki, Lazada,…

Xu Hướng Phát Triển TMĐT Khu Vực Đông Nam Á

Không chỉ tại Việt Nam, sự phát triển của thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đang đi lên rất nhanh khi các sàn thương mại điện tử hiện nay đều áp dụng các mô hình công nghệ 4.0 cũng như đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của mọi người nên thương mại điện tử là điều tất yếu để giúp người tiêu dùng không tiếp xúc nhiều trong quá trình mua bán.

Luật thương mại điện tử hiện nay cũng đã đa dạng, cụ thể hơn nên tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á là rất lớn.

Các Sàn Thương Mại Điện Tử Chính tại Việt Nam 

Có rất nhiều sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số sàn thương mại điện tử hiện đang phát triển khá nhanh và nhiều tiềm năng để thực hiện giao dịch mua bán, kiếm tiền online. Các sàn thương mại điện tử chính tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến là 

  • Shopee
  • Tiki
  • Lazada
  • Sendo
  • Hotdeal

Đọc thêm tại: Top 05 Sàn Thương Mại Điện Tử Lớn Nhất Tại Việt Nam

TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA TRÊN 1 DASHBOARD

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn đã Sẵn Sàng để Bán Hàng trên Nhiều Sàn Thương Mại Điện Tử chưa? Nếu Rồi thì hãy để Ginee Việt Nam Giúp Bạn Giảm Bớt Gánh Nặng Quản Lý Nhé!

Bạn có nhiều hơn một gian hàng online trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam? Bạn đang lo lắng bởi việc quản lý nhiều kênh bán hàng trên nhiều nền tảng khác nhau sẽ làm mất hiệu quả bán hàng online của bạn? Đừng lo vì đã có Ginee Việt Nam ở đây để giúp đỡ bạn.

Ginee sử dụng mô hình Omnichannel để giúp nhà bán quản lý việc bán hàng online dễ dàng, hiệu quả hơn nhờ sự thống nhất giữa các gian hàng với các tính năng quản lý đơn hàng, hàng tồn kho,… Đến với Ginee, nhà bán sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều về việc quản lý bán hàng đa kênh. Hiện tại, Ginee đang có chương trình 7 ngày trải nghiệm miễn phí và việc đăng ký là hoàn toàn miễn phí. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay nhé!

KHÔNG THỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TỪNG SÀN TMĐT?

Ginee Omnichannel tự động phân tích kết quả kinh doanh cửa hàng của bạn từ các sàn TMĐT tại một dashboard duy nhất. Chỉ cần 1 click để tải về !