Được ví như là bước đi quan trọng bậc nhất trong việc định hướng Googlebot đến với tất cả những nội dung trên website hiệu quả hơn, Sitemap luôn được các nhà phát triển website chú trọng. Thế nên Sitemap là gì là mối quan tâm lớn của các newbie mới làm quen với các thủ thuật SEO cho trang web. Trong bài viết này, Ginee sẽ giải đáp giúp bạn tất tần tật những băn khoăn về Sitemap và cách tạo hệ thống này một cách đơn giản. 

KHÔNG THỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TỪNG SÀN TMĐT?

Ginee Omnichannel tự động phân tích kết quả kinh doanh cửa hàng của bạn từ các sàn TMĐT tại một dashboard duy nhất. Chỉ cần 1 click để tải về !

Sitemap Là Gì Và Sự Quan Trọng Của Sitemap

Để giúp quá trình thu thập công cụ tìm kiếm, điều hướng trang web tốt hơn, Sitemap đã ra đời đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Thế nên, không ít người khi mới tìm hiểu về phần mềm này băn khoăn Sitemap là gì tại sao cần phải có Sitemap. Câu trả lời sẽ có qua những thông tin sau đây. 

Sitemap Là Gì?

Có thể hiểu Sitemap là một hệ thống bản đồ trang web hay tập tin văn bản có chứa rất nhiều các URL của website. Cụ thể, đây là hệ thống các đường link dẫn đến các trang chính, trang con, các tệp khác trên website được thể hiện một cách rõ ràng và rành mạch đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa chúng. 

Bên cạnh đó, sơ đồ trang web này cũng cung cấp siêu dữ liệu có giá trị được liên kết với các website mà bạn liệt kê trong đó. Sitemap cung cấp các thông tin như thời điểm trang update lần cuối, mức độ thay đổi thường xuyên website, tầm quan trọng của các trang so với các đường dẫn khác trong trang web….

>>Tham khảo ngay: Website Thương Mại Điện Tử Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Tầm Quan Trọng Của Sitemap

Khác với suy nghĩ của nhiều người, Sitemap không hề có chức năng gia tăng thứ hạng cho website của bạn ngay lập tức. Toàn bộ hoạt động của phần mềm này là góp phần định hướng cho các công cụ, bộ máy tìm kiếm có thể thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến website đó một cách đơn giản và dễ dàng. Từ đó, giúp cho việc đánh giá các trang web chính xác hơn.

Ví dụ như Google tìm thấy các trang con thông qua các đường link. Tuy nhiên, nếu như trang của bạn không có nhiều liên kết ngược bên ngoài, Sitemap sẽ là công cụ hỗ trợ thúc đẩy quá trình tìm kiếm của Google, đưa trang web của bạn hiện lên thanh tìm kiếm. 

Bên cạnh đó, Sitemap còn đóng vai trò giữ chức năng update liên tục nếu như có những sự thay đổi trên trang web. Chẳng hạn như thêm một trang mới, thay đổi tiện ích của website hiện tại… Vậy nên, phần mềm này được xem như là công cụ đắc lực, giúp các bộ máy tìm đến trang của bạn nhanh, hỗ trợ đẩy website lên top tìm kiếm.

>> Xem thêm: Website Là Gì Và “Tất Tần Tật” Các Thông Tin Hữu Ích

Các Loại Sitemap

Sitemap bao gồm nhiều loại khác nhau, thường được phân loại theo hai hình thức là phân loại theo cấu trúc và phân loại theo định dạng. Để kiểm tra Sitemap thuộc dạng nào, bạn dựa theo các tiêu chí sau đây:

Theo Cấu Trúc

Dựa trên cấu trúc của Sitemap có 2 loại là XML và HTML, trong đó:

  • XML Sitemap: Là công cụ được tạo ra để giúp bot công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng và nhanh chóng đến với  crawl website. Điển hình như XML Sitemap của gtvseo.com. 
  • HTML Sitemap: Là công cụ để định hướng cho người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, truy cập vào các tài nguyên của website. Bởi thiết kế HTML Sitemap khá thân thiện và tiện lợi trong lối giao diện và thiết kế. Ngoài ra, bạn có thể cải thiện thứ hạng website thông qua cách tối ưu trải nghiệm người dùng (User Experience) trên trang này. Điển hình là HTML Sitemap của Website Apple.

Không ít người băn khoăn nên sử dụng công cụ nào, nhưng đáp án chính xác nhất là sử dụng cả 2. Bởi vì SEO cần có sự dung hòa của công cụ tìm kiếm và trải nghiệm người dùng. 

>> Có thể bạn quan tâm: SEO Là Gì? 8 Lưu Ý Để Làm SEO Website Hiệu Quả

Theo Định Dạng

Dựa theo định dạng,  Sitemap được chia làm 4 loại chính sau đây:

  • Image Sitemap: Chứa đựng các thông tin liên quan đến phần hình ảnh lưu trữ có trên website. Sử dụng công cụ này sẽ giúp tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của thanh công cụ Google. 
  • Video Sitemap: Là bản đồ bao gồm nhiều dữ liệu được tổng hợp và liên quan đến các video có trong website của bạn. Google sẽ cần dạng Sitemap này để thu thập những dữ liệu khác biệt mà cách tổng hợp bình thường không thể đáp ứng được.
  • News Sitemap:Là công cụ hỗ trợ kiểm soát các nội dung khi gửi đến  Google News. Bản đồ tin tức này cho phép Google News tìm thấy nội dung mới có trong website của bạn một cách nhanh chóng hơn. 
  • Mobile Sitemap: Đây là công cụ cần thiết khi trang web của bạn có những trang hiển thị trên thiết bị di động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù bạn có tạo Mobile Sitemap cũng không thể giúp bạn tăng điểm trên Mobile-Friendly  cho trang web. 

Bên cạnh đó, còn có một số dạng như : Sitemap-articles.xml, Sitemap-category.xml, Sitemap Index,Sitemap-tags.xml, Sitemap-products.xml, … 

>>Xem thêm: Các Kênh Bán Hàng Online Hiệu Quả Nhất Nếu Biết Cách Kết Hợp

THAY ĐỔI GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN CÁC SÀN TMĐT, CẢI THIỆN DOANH THU

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Hướng Dẫn Cách Tạo Sitemap Cho Website Và Khai Báo Với Google 

Bên cạnh băn khoăn Sitemap là gì, nhiều SEOer cũng quan tâm đến cách tạo Sitemap.  Việc tạo Sitemap trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn sử dụng các công cụ phù hợp, chẳng hạn như phần mềm kiểm toán  có tích hợp Sitemap XML hoặc các plugin phổ biến như Google Sitemap XML. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu WordPress là gì, để giúp các Yoast SEO có thể kích hoạt trực tiếp Sitemap XML trong plugin. Nếu như bạn không dùng WordPress, có thể tìm đến công cụ sinh sinh Sitemap tự động như  XML Sitemap Generator. Phần mềm này sẽ miễn phí tạo ra 500 URL cho trang web của bạn. Sau đây, Ginee sẽ chỉ cho bạn các bước tạo Sitemap mẫu cơ bản và cách xem Sitemap của website, cụ thể: 

Cách Tạo Sitemap

Những checklist quan trọng bạn cần có trước khi tạo Sitemap, đó là:

  • Một website đang hoạt động, lưu ý bạn cần tìm hiểu trước robot.txt là gì,  nếu như trang của bạn mới được thiết kế có tệp này, cần loại bỏ từ bước này để có thể lấy được Sitemap của trang web.
  • Notepad ++ để thiết lập các thông số Priority cho các URL theo ý bạn. 
  • Bạn có thể tìm hiểu về Sitemap Template để thiết kế các chỉ mục cho web.

Bước 1: Bạn truy cập vào trang https://www.xml-Sitemaps.com/

Lưu ý tại bước này chỉ free cho 500 trang, nếu như nhiều hơn bạn sẽ cần trả phí để tạo tài khoản. 

Bước 2: Bạn chọn Start và đợi cập nhật Sitemap

Nếu như trang web bạn đơn giản, thời gian để chạy mất khoảng từ 2-3 phút. Sau khi load xong, màn hình sẽ hiển thị đã hoàn thành, tại khâu này bạn vào phần view Sitemap details để tải Sitemap về máy. Lưu ý, sau khi chạy xong bạn sẽ nhận được một list file  Sitemap, nhưng bạn chỉ cần quan tâm đến 4 file sau ror.xml, Sitemap.html, urllist.txt, Sitemap.xml,… sau đó Download file XML về.

Sử dụng  Notepad ++  mở  Sitemap.xml  để cài đặt các thông số Priority.  Cần lưu ý, các thông số Priority quy định tính quan trọng của các URL đối với trang web, vậy nên sẽ ưu tiên cho các URL quan trọng có điểm cao hơn, trong đó nhất là 1.0 và thấp nhất là 0.1. 

Khai Báo Sitemap Với Google

Việc khai báo Sitemap cho Google sẽ  cho biết những trang mà bạn cho là chất lượng cao và nên được lập chỉ mục. Bên cạnh đó, việc khai báo này còn giúp cho Google hiểu được cách  trình bày website của bạn và phát hiện các lỗi có thể sửa để trang được lập chỉ mục đúng cách. 

Sau khi đã có bản đồ các Sitemap và thiết lập các thông số cho URL, bạn sẽ thực hiện gửi Sitemap sau chỉnh sửa  sau  Search Console, các  bước như sau:

  • Bước 1: Tải file XML lên website. Sau khi có file XML bạn sẽ tiến hành upload tệp này lên website (ngang bằng với file Index). 
  • Bước 2: Cập nhật Sitemap trên Google Search Console.

Lời Kết

Có rất nhiều yếu tố thành công góp phần quan trọng trong SEO. Việc hiểu được Sitemap là gì sẽ là nền tảng hỗ trợ đắc lực cho bạn, giúp Google có thể truy xuất những bài viết trên trang web rất nhanh ngay cả khi website được tối ưu internal link kém.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA TRÊN 1 DASHBOARD

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Cách Quản Lý Sản Phẩm Đa Kênh Với Ginee

Việc quản lý sản phẩm khi bán hàng online đa kênh là một điều vô cùng quan trọng để nắm bắt được tình hình bán hàng. Vì vậy nhà bán có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng online, ví dụ như Ginee, để giúp giảm bớt gánh nặng quản lý. Điều này sẽ giúp nhà bán có thể nâng cao năng suất bán hàng hơn.

Ginee là phần mềm quản lý bán hàng online sử dụng mô hình Omnichannel giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc quản lý bán hàng online, bán hàng đa kênh ví dụ như quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý dòng tiền, đăng tải nhiều sản phẩm lên nhiều sàn một lúc. Hiện tại, Ginee đang có chương trình 7 ngày trải nghiệm miễn phí và việc đăng ký là hoàn toàn miễn phí. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay nhé!