Website là nền tảng marketing online chủ lực nhất góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu, nhân diện thương hiệu cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản trị web là hoạt động vô cùng cần thiết để website hoạt động hiệu tốt và hiệu quả nhất. Hãy cùng Ginee tìm hiểu chi tiết về quản trị website qua bài viết sau đây.

MUỐN UPLOAD SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG LÊN CÁC SÀN TMĐT?

Ginee Omnichannel tự động thêm mới, chỉnh sửa hàng loạt và cập nhật sản phẩm mới trên các sàn TMĐT cùng một lúc giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.

Quản Trị Website Là Gì? 

Quản trị website là tổng hợp những công việc quản lý, bảo dưỡng phát triển và tối ưu hóa hệ thống website. Quy trình này giúp web có thể vận hành một cách trơn tru nhất, nâng cao hiệu quả marketing và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tối ưu nhất. 

Yêu cầu đối với một người quản trị web không hề đơn giản vì cần có trình độ cao, hiểu biết về lập trình, biết cách xây dựng nội dung hấp dẫn thì mới lôi kéo được khách hàng đến với website của mình. Ngoài những công việc liên quan đến chuyên môn, webmaster còn phải làm việc và liên hệ trực tiếp với các phòng ban để chắc rằng nội dung đưa lên là đúng và phù hợp với chính sách của công ty.

>> Xem thêm: Website Là Gì Và “Tất Tần Tật” Các Thông Tin Hữu Ích

Tầm Quan Trọng Của Quản Trị Website 

Các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng vào đầu tư, phát triển website để quảng bá hình ảnh, định vị thương hiệu. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống trang web riêng, họ còn đầu tư một đội ngũ quản trị web riêng nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất. Bởi các doanh nghiệp xác định được những lợi ích to lớn mà quản trị web mang đến, cụ thể là:

Website Là Bộ Mặt Của Doanh Nghiệp

Trong thời đại công nghệ phát triển, tất cả mọi người đều dùng internet. Ngoài việc quảng cáo hình ảnh, sản phẩm của công ty ở ngoài thực tế tại các cửa hàng, showroom… quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp qua internet đang trở thành xu thế tất yếu. Chính vì vậy mà phong cách, nội dung, những tính năng, sự chuyên nghiệp của website sẽ góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp. 

Nâng Cao Vị Thế Thương Hiệu

Khi lựa chọn sản phẩm, khách hàng sẽ có xu hướng so sánh, lựa chọn giữa công ty và doanh nghiệp dựa vào thông tin và nội dung có trên website của công ty đó. Do đó, việc trang web được quản trị tốt, chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, được khách hàng tin tưởng và lựa chọn nhiều , Từ đó hình ảnh, vị thế doanh nghiệp được nâng cao.

Giúp Thu Hút Khách Hàng Mới

Thông tin của sản phẩm, doanh nghiệp được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và chuyên nghiệp sẽ thu hút được khách hàng. Nhờ vậy sẽ tạo được niềm tin và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách. 

Tiết Kiệm Chi Phí Quảng Cáo

So với việc thuê nhân sự hay địa điểm để kinh doanh, quảng bá sản phẩm tới khách hàng việc sử dụng một website và có cách thức quản trị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu lại được nhiều lợi ích hơn. Cùng một lúc, sản phẩm sẽ được quảng bá và tiếp cần đến một lượng lớn khách hàng, giúp nâng cao doanh số một cách đáng kể. 

>> Có thể bạn quan tâm: 

Công Việc Của Quản Trị Website 

Quản trị web chưa bao giờ là công việc đơn giản, đặc biệt là khi bạn phải đảm bảo mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Để quản trị web một webmaster cần thực hiện các công việc sau đây.

Quản Trị Và Cập Nhật Giao Diện Website

Để mang đến ấn tượng cho khách hàng không phải là một website với bạt ngàn thông tin. Mà đó là giao diện có bố cục khoa học, cách sử dụng dễ dàng và thân thiện với người dùng. 

Do đó, công việc đầu tiên của một quản trị web là phải xây dựng và cập nhật được bản giao diện ấn tượng, có bố cục khoa học và dễ sử dụng. webmaster cần thường xuyên xem xét và xử lý các lỗi về hình ảnh, link, code web… Trong đó bạn cần nắm được sitemap là gì, bởi chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giao diện và chất lượng trải nghiệm của người dùng.

Lập Kế Hoạch Nội Dung Định Kỳ Và Chỉnh Sửa 

Là một người quản trị web bạn cần phải cập nhật, update những thông tin mới, có giá trị thường xuyên, cần nắm rõ xu hướng content hiện tại và định hướng trong tương lai để có thể đua ra kế hoạch phù hợp. Đặc biệt, người viết content cần phải bắt được trend, sử dụng các câu từ hấp dẫn nhằm thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Các bài viết cần có sự nhất quán trong việc thể hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của công ty. Đồng thời qua đó để giới thiệu thương hiệu, sản phẩm đến người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất.

Xây Dựng Kế Hoạch Tối Ưu Website

Ngoài nội dung content, còn có rất nhiều cách để nâng cao thứ hạng của website trên thanh công cụ tìm kiếm của Google. Một webmaster giỏi phải biết cách xây dựng kế hoạch tối ưu cho website và có kiến thức về SEO để có thể đưa ra những từ khóa hấp dẫn, dễ tìm kiếm, người tiêu dùng hay sử dụng. Bạn cần trao đổi với team SEO để đưa ra được kế hoạch tối ưu tốt nhất.

Quản Lý Đường Truyền Hosting Và Luôn Sao Lưu Dữ Liệu

Khi quản trị web, bạn cần đảm bảo rằng hoạt động của đường truyền hosting luôn diễn ra bình thường. Cần nhớ rằng, phải luôn sao lưu dữ liệu phòng trường hợp xảy ra sự cố còn có phương án khắc phục, phục hồi tốt nhất. 

Quảng Bá Website

Không phải ngẫu nhiên mà website của doanh nghiệp bạn hiển thị trên thanh tìm kiếm của Google. Khi khách hàng chưa nhiều, sản phẩm chưa được biết đến rộng rãi, bạn cần phải triển khai các hoạt động quảng cáo website. Khi quảng cáo website, bạn cần phải biết SEO web là gì, chiến dịch quảng cáo trên thanh  Google Adwords như thế nào cho hiệu quả. 

Nếu như không có nhiều kinh phí cho quảng cáo, bạn hãy chia sẻ link các bài viết trên website lên các trang mạng xã hội, quảng cáo email cũng là giải pháp tốt. Bạn nên kết hợp nhiều phương pháp quảng cáo để tạo ra hiệu quả tốt nhất

Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Website Thường Xuyên

Bạn cần tiến hành đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị web một cách thường xuyên, chỉ ra được những điểm đã làm được và những điểm chưa tốt. Từ đó, phát huy các thế mạnh cũng như khắc phục những yếu kém nhằm tối ưu hóa website tốt nhất.

Thường Xuyên Cập Nhật Nội Dung

Một trong những điều quan trọng webmaster cần làm để website hoạt động hiệu quả là thường xuyên cập nhật nội dung mới. Đây không phải đơn giản là việc dán một văn bản và nhấp vào sản xuất, nó bao gồm công việc quản lý nội dung, sắp xếp chủ đề, đăng ảnh, chỉnh sửa trang web…Đặc biệt là khi có sự thay đổi về thuật toán  Google, bạn cần phải nắm rõ để có kế hoạch nội dung thích hợp. 

Tối Ưu Trải Nghiệm Trải Nghiệm Người Dùng

Giao diện dễ thao tác, dễ sử dụng, tốc độ tải trang nhanh sẽ thu hút được khách hàng. Đặc biệt, những doanh nghiệp bán hàng trên website, nên tối ưu hóa các bước đặt hàng và thanh toán. 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA TRÊN 1 DASHBOARD

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Hướng Dẫn Quản Trị Website WordPress

WordPress là hệ thống quản lý nội dung được sử dụng phổ biến. Hệ thống cho phép bạn lưu trữ và xây dựng website. Theo khảo sát của W3Techs, có tới 30% các website hiện nay được cung cấp bởi WordPress. Trong tương lai nền tảng còn hứa hẹn sự phát triển vượt bậc. Chính vì vậy, quản trị Website WordPress là nội dung các webmaster cần nắm bắt. Dưới đây là Hướng dẫn cách quản trị cho bạn tham khảo.

  • Bước 1: Bạn cần đăng nhập vào hệ thống quản trị của trang web.
  • Bước 2: Chỉnh sửa lại các thông tin trong hệ thống quản trị.
  • Bước 3: Thêm hình, video, ảnh, nhạc
  • Bước 4: Quản trị liên kết.
  • Bước 5: Quản trị trang.
  • Bước 6: Quản trị phản hồi. 
  • Bước 7: Quản trị giao diện.
  • Bước 8: Quản trị thành viên
  • Bước 9: Quản trị cài đặt.
  • Bước 10: Quản trị Download.
  • Bước 11: Cuối cùng là chuyển sang quản trị Tiếng Anh

Kết Luận

Ginee đã chia sẻ tới bạn toàn bộ nội dung về quản trị website là gì cũng như các công việc cần làm của một  webmaster để tối ưu hóa hoạt động của Website. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích, từ đó góp phần quản lý website cho doanh nghiệp một cách tối ưu nhất không chỉ về mặt nội dung, hình ảnh, giao diện mà cả doanh thu.

Cách Quản Lý Sản Phẩm Đa Kênh Với Ginee

Việc quản lý sản phẩm khi bán hàng đa kênh là một điều vô cùng quan trọng để nắm bắt được tình hình bán hàng. Vì vậy nhà bán có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng online, ví dụ như Ginee, để giúp giảm bớt gánh nặng quản lý. Điều này sẽ giúp nhà bán có thể nâng cao năng suất bán hàng hơn.

Ginee là phần mềm quản lý bán hàng online sử dụng mô hình Omnichannel giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc quản lý bán hàng online, bán hàng đa kênh ví dụ như quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý dòng tiền, đăng tải nhiều sản phẩm lên nhiều sàn một lúc. Hiện tại, Ginee đang có chương trình 7 ngày trải nghiệm miễn phí và việc đăng ký là hoàn toàn miễn phí. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay nhé!

KHÔNG THỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TỪNG SÀN TMĐT?

Ginee Omnichannel tự động phân tích kết quả kinh doanh cửa hàng của bạn từ các sàn TMĐT tại một dashboard duy nhất. Chỉ cần 1 click để tải về !