Nhà bán hàng online trên Shopee có phải trả phí không? Câu trả lời là có, nhà bán phải trả những khoản phụ phí bán hàng trên Shopee, vì vậy gần đây, những nhà bán hàng khi chuẩn bị đưa sản phẩm lên Shopee thường tìm hiểu về phí shopee 2021, cách tính phí dịch vụ shopee, cách bán hàng trên shopee, phí freeship extra shopee, phí dịch vụ freeship extra, phí hoàn xu shopee,… để hiểu rõ về phí trả cho Shopee.
Trong bài chia sẻ này, Ginee Việt Nam sẽ giới thiệu với các bạn 3 loại phí bán hàng trên Shopee mà người bán cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Đọc thêm tại: Shopee Là Gì? Nhà Bán Nên Biết Những Gì Về Shopee?
DÙNG EXCEL ĐỂ QUẢN LÝ TỒN KHO CÁC SÀN TMĐT – THỦ CÔNG VÀ TỐN THỜI GIAN
Ginee Omnichannel tự động quản lý tập trung tồn kho & cập nhật số lượng hàng tồn trên các sàn TMĐT theo thời gian thực và cảnh báo lượng tồn kho thấp
Phụ Phí Bán Hàng Trên Shopee
Trước đây khi bán hàng tại Shopee, nhà bán hầu như sẽ không phải lo lắng về bất cứ khoản phí nào mà họ sẽ phải trả cho bên Shopee. Nhưng từ 01/04/2019, Shopee đã thay đổi một số điều khoản đối với người bán và có áp dụng những chính sách thu phí đối với nhà bán. Đây là điều trước sau cũng sẽ xảy ra để bù lỗ vào thời gian trước đó.
Dưới đây là 3 loại phí mà nhà bán cần biết để có thể làm quen với những loại phí này ngay từ lúc bắt đầu bán:
- Phí thanh toán
- Phí cố định
- Phí dịch vụ
Phí Thanh Toán
Phí Shopee 2021 hiện nay bao gồm cả phí thanh toán, đây là khoản phí khi đơn hàng của nhà bán giao dịch thành công hoặc có phát sinh yêu cầu hoàn hàng hoàn tiền được nhà bán, Shopee chấp nhận.
Phí thanh toán cho nhà bán được áp dụng từ 01/04/2021 với mức giá cụ thể như sau:
Phương thức thanh toán | Mức phí (đã bao gồm VAT) |
Thanh toán khi nhận hàng (COD) | 2.2% |
Thẻ tín dụng, ghi nợ hoặc trả góp bằng thẻ tín dụng | |
Thẻ ATM nội địa | |
Thanh toán qua ShopeePay:ShopeePay balanceShopeePay Giro |
Phí thanh toán sẽ được trừ trực tiếp trên đơn hàng khi tiền bán hàng được ghi nhận vào số dư tài khoản của nhà bán. Loại phí này được tính trên tổng giá trị của đơn hàng mà người mua thực trả. Ví dụ đơn hàng có giá 100 đồng thì người bán sẽ đưa Shopee 2.2 đồng.
Phí Cố Định
Đây là khoản phí dành riêng cho Shopee Mall được tính theo phần trăm hoa hồng trích từ giá bán của sản phẩm khi đơn hàng được giao thành công hoặc có phát sinh yêu cầu hoàn hàng hoàn tiền được nhà bán, Shopee chấp nhận. Loại phí này đã bao gồm thuế VAT.
Từ 01/09/2020, Shopee áp dụng chính sách phí cố định cho nhà bán thuộc Shopee Mall với cách tính phí hiện tại như sau: Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm cố định (Đã bao gồm VAT)
Mỗi ngành hàng, mỗi sản phẩm đều có tỷ lệ phần trăm cố định khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm trên Shopee Uni để có thể biết mặt hàng mình đang định kinh doanh như thế nào.
Phí Dịch Vụ
Đây cũng là một trong những khoản phí Shopee 2021 hiện nay, loại phí này áp dụng cho nhà bán đang tham gia Gói vận chuyển miễn phí Freeship Extra, Gói voucher hoàn xu Xtra. Bạn có thể tìm hiểu thêm phí Freeship Extra Shopee (phí dịch vụ Freeship Extra) và phí hoàn xu Shopee trên Shopee để rõ hơn về 2 loại phí này.
Cách tính phí dịch vụ Shopee chỉ được áp dụng khi đơn hàng được giao thành công hoặc có phát sinh yêu cầu hoàn hàng hoàn tiền được nhà bán, Shopee chấp nhận.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA TRÊN 1 DASHBOARD
Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn
Cách Kiểm Tra Phí Bán Hàng Trên Shopee Đã Thu
Để kiểm tra phí bán hàng trên Shopee đã thu, nhà bán có thể chọn một trong 2 cách dưới đây:
- Kiểm tra qua kênh nhà bán: tải Báo cáo thư mục trong mục Doanh thu để xem Phí dịch vụ
- Kiểm tra trên ứng dụng: chọn Tôi => Shop của tôi => Đơn bán => Thông tin đơn hàng => Xem chi tiết doanh thu => Phí giao dịch của đơn hàng
Với Các Phụ Phí Bán Hàng Trên Shopee, Người Bán Cần:
- Tăng Giá Bán Sản Phẩm: Đây là một trong những cách phổ biến mà đa số nhà bán lựa chọn, với phương pháp này, nhà bán thường tăng giá ứng với phần trăm bị khấu trừ cho Shopee. Tuy nhiên nhà bán nên cân nhắc thật kỹ bởi cách này sẽ áp dụng tốt với các mặt hàng giá vừa phải, nhưng với hàng hóa cao cấp thì giá sẽ rất cao, thêm nữa việc tăng giá như vậy có thể bị Shopee phát hiện, ảnh hưởng đến việc bán hàng của bạn và hệ thống Sao quả tạ sẽ đến tìm bạn đó.
- Xây Dựng Thêm Các Kênh Bán Hàng Khác: Bạn không cần chỉ phụ thuộc vào mỗi Shopee, bạn có thể đa dạng hóa các kênh bán hàng để đảm bảo được việc bán hàng online của mình vẫn suôn sẻ ví dụ như bán thêm trên Lazada, Tiki, Facebook, TikTok,…
Kết Luận
Một trong những cách bán hàng trên Shopee hiệu quả đó chính là hiểu rõ các loại phụ phí và cách tính phí dịch vụ Shopee, hi vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về khía cạnh chi phí Shopee 2021 để có thể cân nhắc thật kỹ về việc bán hàng trên nền tảng này.
Đọc thêm tại: Hướng Dẫn Bán Hàng Trên Shopee Từ A Đến Z Cho Nhà Bán Mới
Đã Nắm Rõ Các Phụ Phí, Bạn Đã Sẵn Sàng Để Bán Hàng Online Đa Kênh cùng Ginee Việt Nam chưa?
Xây dựng thêm các kênh bán hàng khác hay gọi là bán hàng đa kênh là xu hướng hiện này của nhiều nhà bán hàng online. Tuy nhiên, khi chọn phương pháp này, nhà bán thường gặp những vấn đề liên quan đến quản lý như quản lý hàng hóa, đơn hàng, hàng tồn kho, vận chuyển, dòng tiền. Hiểu được những lo lắng này, Ginee Việt Nam ra đời với sứ mệnh giúp mọi người quản lý được việc bán hàng đa kênh một cách hiệu quả.
Ginee là phần mềm quản lý bán hàng online sử dụng mô hình Omnichannel giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc quản lý bán hàng online, bán hàng đa kênh. Hiện tại, Ginee đang có chương trình 7 ngày trải nghiệm miễn phí và việc đăng ký là hoàn toàn miễn phí. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay nhé!
KHÔNG THỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TỪNG SÀN TMĐT?
Ginee Omnichannel tự động phân tích kết quả kinh doanh cửa hàng của bạn từ các sàn TMĐT tại một dashboard duy nhất. Chỉ cần 1 click để tải về !