Hiện nay Google cung cấp cho người dùng công cụ Google Analytics hoàn toàn miễn phí và tiện lợi để thống kê những thông số trên website. Khi nắm được những thông số dữ liệu này, nhà quản trị website đưa ra được chiến lược phát triển trong tương lai cho trang web của mình. Ginee sẽ giới thiệu tới bạn 8 chỉ số Google Analytics cơ bản và quan trọng  giúp bạn có thể đọc báo cáo. 

MUỐN UPLOAD SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG LÊN CÁC SÀN TMĐT?

Ginee Omnichannel tự động thêm mới, chỉnh sửa hàng loạt và cập nhật sản phẩm mới trên các sàn TMĐT cùng một lúc giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.

Người Dùng (User)

Một trong các chỉ số Google Analytics đầu tiên bạn cần nắm được đó là chỉ số người dùng (User). Chỉ số này nói lên số lượng người đã từng truy cập vào trang web của bạn. Tại đây, Google Analytics xác định người dùng bằng một mã theo dõi được gọi là cookie. Trong môi trường kỹ thuật số, bất kỳ một nền tảng nào kể cả website sẽ có phương thức xác định người dùng riêng. 

Trong Google Analytics chỉ số người dùng  được thống kê theo nhóm người dùng cũ và người dùng mới và tổng số người dùng sẽ là hai nhóm này cộng lại. Để có thể đọc được chỉ số khi sử dụng công cụ này, bạn cần được hướng dẫn sử dụng Google Analytics một cách đúng cách.  

>> Xem ngay: Website Là Gì Và “Tất Tần Tật” Các Thông Tin Hữu Ích

Phiên (Session)

Chỉ số số phiên (Session) trong  Google Analytics có nghĩa là một phiên làm việc ở ngoài. Chỉ số này được tính từ khi người dùng truy cập vào trang web của bạn tới khi kết thúc và thoát ra. Trong một phiên, người dùng sẽ có hiệu hành động khác nhau trên website như xem bài viết, xem ảnh, nhận vào đường dẫn nội bộ,… Đây gọi chung là thao tác trên web. 

Trong các báo cáo của công cụ này đều có chỉ số phiên, khi có nhiều phiên đồng nghĩa với việc có nhiều lượt truy cập vào website của bạn. Đây chính là một trong những chỉ số thể hiện chiến dịch quảng cáo, marketing có hiệu quả không.

Số Lần Xem Trang (Pageview)

Số lần xem trang hay số lần truy cập trang, đây là chỉ số Google Analytics xác định tổng số trang được xem. Bạn có thể dự kiến chỉ số này giống như số phiên nhưng sẽ thấy giá trị khác nhau giữa chúng. 

Số lần xem trang tăng lên trong lượt xem trang hoặc lượt xem page đầu tiên của phiên. Số phiên sẽ tăng lên trong lượt xem trang đầu tiên của phiên, bất kể là loại lượt xem trang nào. Thời gian trung bình xem trang = tổng thời gian trên trang/số lần xem.

Số lần xem trang cho thấy nội dung thông tin trang cung cấp có hữu ích với người dùng hay không. Số trang được xem càng nhiều kể cả xem lại chứng minh người dùng có hứng thú với thông tin có trên website mà bạn cũng cấp.

Thời Gian Trung Bình Của Phiên (Avg. Time Per Sessions)

Một chỉ số trong Google Analytics nữa bạn cần nắm được là thời gian trung bình của phiên. Đây chính là tổng thời gian người dùng ở trên website của bạn. Cách tính thời lượng trung bình thiên là thời gian trung bình của phiên bằng tổng thời gian của tất cả các phiên mà người dùng truy cập chia cho tổng số lượng phiên truy cập vào website. 

Chỉ số này cho thấy mức độ quan tâm và hứng thú của người dùng đối với website. Chỉ số thời gian trung bình phiên càng cao chứng tỏ người dùng có nhiều thao tác và thời gian xem trên trang web của bạn. 

>> Có thể bạn quan tâm: SEO Là Gì? 8 Lưu Ý Để Làm SEO Website Hiệu Quả

Số Trang/Phiên (Avg. Pageviews Per Sessions)

Số trang/phiên là chỉ số để đánh giá tổng thể trang web của bạn có thật sự có ích với người dùng không. Chỉ số này nói lên số trang trung bình được xem trong mỗi phiên và số lần xem lại vẫn được tính. 

Trung bình, nếu chỉ số này lớn hơn hai là dấu hiệu tốt và chỉ số này càng cao cao tốt. Điều này cho thấy người dùng có hứng thú với website của bạn, nên họ xem nhiều web page.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics để xem chỉ số này đó là bạn nhấn vào đối tượng tiếp theo vào phần tổng quan vào số trang ấn vào phiên chỉ số này sẽ hiện ra chi tiết. 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA TRÊN 1 DASHBOARD

Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Tỷ Lệ Thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát trang là chỉ số được tính bằng tỷ phần trăm số phiên trang đơn. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là khi người dùng chỉ truy cập vào một web page duy nhất mà không có bất kỳ tương tác nào trên website. 

Phiên trang đơn có thời gian là 0 giây, vì không có lần truy cập tiếp theo sau đó. Nói cách khác, tỷ lệ thoát là chỉ số nói nên số lượng người truy cập vào website của bạn rồi thoát ra ngay mà không có bất kỳ thao tác nào trên trang. 

Tỷ Lệ Bỏ Trang (Exit Rate)

Có nhiều người nhầm lẫn về chỉ số thoát trang và chỉ số bỏ trang, Exit Rate và Bounce Rate. Tỷ lệ phần trăm bỏ trang là số người dùng chỉ truy cập vào một trang duy nhất trên website của bạn, chỉ xem trên một trang duy nhất và thoát ra mà không có bất kỳ thương tác nào khác được coi là bỏ trang. 

>> Đừng bỏ qua: Top 10 Công Cụ SEO Cực Kỳ Hữu Ích Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tỷ Lệ Chuyển Đổi (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số so sánh số lượng người truy cập vào website với số người trong đó đã trở thành khách mua hàng, người sử dụng hay đăng ký trên web của bạn. Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi được tính như sau: 

  • Tỷ lệ chuyển đổi = Tổng số mục tiêu đạt được x100%/Tổng số lượng truy cập website.
  • Trong đó: Điều kiện mục tiêu và lượng truy cập được tính trên cùng một đơn vị thời gian.
  • Tỷ lệ chuyển đổi có thể được đáng giá thông qua các cuộc gọi điện thoại, số lượng khách mua, báo gia…

Lời Kết

Bài viết trên đã liệt kê các chỉ số Google Analytics quan trọng và cơ bản nhất, cũng như ý nghĩa của từng chỉ số. Việc nắm bắt được những thông số này rất quan trọng đối với người quản trị website, giúp họ đọc được báo cáo đưa ra bởi công cụ này. Từ đó có chiến lựa phù hợp để phát triển trang web của mình trong tương lai.

MUỐN QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN SHOPEE, TIKI, LAZADA CÙNG MỘT LÚC ?

Cần Tư Vấn Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Trên Shopee, Tiki, Lazada Chỉ Trên 1 Dashboard? Hãy Liên Hệ Ginee Ngay Hôm Nay!

Cách Quản Lý Sản Phẩm Đa Kênh Với Ginee

Việc quản lý sản phẩm khi bán hàng online đa kênh là một điều vô cùng quan trọng để nắm bắt được tình hình bán hàng. Vì vậy nhà bán có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng online, ví dụ như Ginee, để giúp giảm bớt gánh nặng quản lý. Điều này sẽ giúp nhà bán có thể nâng cao năng suất bán hàng hơn.

Ginee là phần mềm quản lý bán hàng online sử dụng mô hình Omnichannel giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc quản lý bán hàng online, bán hàng đa kênh ví dụ như quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý dòng tiền, đăng tải nhiều sản phẩm lên nhiều sàn một lúc. Hiện tại, Ginee đang có chương trình 7 ngày trải nghiệm miễn phí và việc đăng ký là hoàn toàn miễn phí. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay nhé!