Khi bản xây dựng một website, quy trình test website là một khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự hiệu quả của website. Việc nắm rõ cách test website sẽ giúp bạn tìm được các lỗi khi xây dựng website, chỉnh sửa phù hợp trước khi để website đi vào hoạt động.
Trong bài viết này, Ginee Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách test website chuyên nghiệp khi nhận bàn giao. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đọc thêm tại: Website Là Gì Và “Tất Tần Tật” Các Thông Tin Hữu Ích
Kiểm Thử Website Là Gì?
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu kiểm thử website là gì. Kiểm thử website được hiểu là bạn sẽ tìm các lỗi trong khi xây dựng website. Trong quá trình test, bạn phải kiểm thử nhiều vấn đề như các quyền truy cập, bảo mật và việc xử lý các lưu lượng. Bạn có thể thấy rằng các website, ví dụ như website bán hàng khi đã được kiểm kỹ càng thì đó sẽ là các kênh bán hàng online hiệu quả.
Cách Test Website Chi Tiết
Cách test website không hề khó khăn như bạn nghĩ đâu nhé. Để có thể test được, bạn chỉ cần làm theo 8 giai đoạn sau:
1. Kiểm thử chức năng của website
2. Kiểm thử tính khả dụng
3. Kiểm thử giao diện web
4. Kiểm thử database
5. Kiểm thử khả năng tương thích
6. Kiểm thử hiệu nghiệm website
7. Kiểm thử bảo mật website
8. Crowd testing
1. Kiểm Thử Chức Năng Của Website
Việc kiểm thử chức năng của website yêu cầu người kiểm tra phải kiểm các tính năng của website, định dạng và thông tin của website, cơ sở dữ liệu, cookies và HTML. Bạn có thể kiểm thử form, link, HTML/CCS, cookies, dòng chảy kinh doanh,… Để việc kiểm thử dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng phần mềm kiểm thử website để có báo cáo kiểm thử website chính xác và khách quan nhất.
2. Kiểm Thử Tính Khả Dụng
Kiểm thử tính khử dụng là việc cần thiết. Có thể hiểu rằng tính khả dụng là việc website có dễ sử dụng không, hướng dẫn có dễ theo dõi không, trang web có tính nhất quán không. Tester cần lưu ý kiểm tra nội dung và kiểm tra navigation cụ thể nhé.
3. Kiểm Thử Giao Diện Web (User Experience)
Khi kiểm thử giao diện web, bạn cần test 3 lĩnh vực sau:
- Web server: đảm bảo không có lỗi nào xảy ra trong quá trình kiểm thử
- Ứng dụng: kiểm chính xác dữ liệu và đầu ra của khách hàng
- Database server: đảm bảo truy vấn cơ sở dữ liệu được như mong đợi
4. Kiểm Thử Database
Khi kiểm thử database, tester sẽ làm những hoạt động sau:
- Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu
- Kiểm tra lỗi khi thực hiện truy vấn
- Kiểm tra database đã hiển thị chính xác chưa
- Kiểm tra thời gian phản hồi các truy vấn
5. Kiểm Thử Khả Năng Tương Thích (Cấu Hình)
Trong quá trình kiểm thử khả năng tương thích, tester cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Tương thích với hệ điều hành
- Tương thích với trình duyệt đang sử dụng
- Tương thích với các thiết bị ngoại vi
6. Kiểm Thử Hiệu Năng Website (Performance)
Kiểm thử hiệu năng website cũng là một trong những quy trình quan trọng khi test website, bạn sẽ phải thực hiện các hoạt động sau:
- Stress test ứng dụng web và trang web
- Thời gian phản hồi test ở các thời gian khác nhau
- Đảm bảo các kỹ thuật tối ưu hóa
- Kiểm tra thật kỹ xem có các sự cố nào không
THAY ĐỔI GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỬA HÀNG TRÊN CÁC SÀN TMĐT, CẢI THIỆN DOANH THU
Liên Hệ Ginee Để Được Tư Vấn Miễn Phí Giải Pháp Quản Lý Cửa Hàng Đa Kênh Cho Doanh Nghiệp Của Bạn
7. Kiểm Thử Bảo Mật Website (Security)
Kiểm thử bảo mật website bao gồm các hoạt động sau:
- Bảo mật các trang nội bộ
- Gõ URL trực tiếp mà không cần đăng nhập
- Thay đổi số ID của trang đến trang thuộc quyền người dùng đã đăng nhập
- Nhập các giá trị không hợp lệ thì hệ thống sẽ báo lỗi
- Kiểm tra CAPTCHA
- Các hành vi cố gắng xâm phạm an ninh sẽ được lưu lại
8. Crowd Testing
Rất đơn giản, bạn sẽ lựa chọn một số lượng người lớn để kiểm tra, việc này sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi không ai để ý.
Kết Luận
Trên đây là hướng dẫn cách test website chuyên nghiệp khi nhận bàn giao. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về việc kiểm thử website và cách test website chi tiết gồm 8 giai đoạn. Nếu như bạn đang cần test website, việc nắm rõ những điều vừa đọc chắc chắn sẽ có ích cho bạn đó.
Bên cạnh đó, nếu như website đã được đi vào hoạt động, hãy tìm hiểu thêm SEO là gì, những điều liên quan đến SEO để web của bạn được chuẩn SEO nhé.
Đọc thêm tại: Website Thương Mại Điện Tử Là Gì?
Bạn Cần Tư Vấn Cách Quản Lý Bán Hàng Đa Kênh?
Hơn 95.000 nhà bán đang quản lý bán hàng đa kênh rất tốt nhờ nhận được tư vấn và sử dụng Ginee Omnichannel
Cách Quản Lý Sản Phẩm Đa Kênh Với Ginee
Việc quản lý sản phẩm khi bán hàng online đa kênh là một điều vô cùng quan trọng để nắm bắt được tình hình bán hàng. Vì vậy nhà bán có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng online, ví dụ như Ginee, để giúp giảm bớt gánh nặng quản lý. Điều này sẽ giúp nhà bán có thể nâng cao năng suất bán hàng hơn.
Ginee là phần mềm quản lý bán hàng online sử dụng mô hình Omnichannel giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc quản lý bán hàng online, bán hàng đa kênh ví dụ như quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý dòng tiền, đăng tải nhiều sản phẩm lên nhiều sàn một lúc. Hiện tại, Ginee đang có chương trình 7 ngày trải nghiệm miễn phí và việc đăng ký là hoàn toàn miễn phí. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay nhé!
DÙNG EXCEL ĐỂ QUẢN LÝ TỒN KHO CÁC SÀN TMĐT – THỦ CÔNG VÀ TỐN THỜI GIAN
Ginee Omnichannel tự động quản lý tập trung tồn kho & cập nhật số lượng hàng tồn trên các sàn TMĐT theo thời gian thực và cảnh báo lượng tồn kho thấp